NỘI LỰC CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - LỊCH
SỬ VÀ HIỆN THỰC
Cách đây 70 năm, nhân dân
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành tổng khởi nghĩa Tháng Tám đánh
đổ ách thống thị của thực dân và chế độ quân chủ giành độc lập tự do, thiết lập
chính quyên nhân dân trong cả nước. Sự thật lịch sử đó, cho đến nay vẫn có
người nhận định là sự “ăn may”. Steintonessou nhà sử học, trong cuốn sách “Cuộc
cách mạng Việt Nam 1945 - Rudơven, Hồ Chí Minh và Đơ Gôn trong một thế giới
chiến tranh”[1] mặc dù
đã trình bày có thiện chí về Cách mạng Tháng Tám ở nước ta, nhưng ông vẫn cho
rằng cuộc cách mạng này không phải là kết quả của sự chuẩn bị công phu, lâu
dài, của một kế hoạch cách mạng khoa học, của những dự kiến cách mạng đúng đắn,
mà chỉ là kết quả của tình trạng không có chính quyền đứng đầu sau khi quân
Nhật đầu hàng. Vậy sự thật lịch sử đã diễn ra như thế nào?
Chúng ta đã biết, đầu năm
1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và tuyên bố lãnh đạo nhân dân đập tan ách
thống trị thực dân phong kiên, giành độc lập tự do cho Tổ quốc và ruộng đất cho
nông dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện mục tiêu đó, cao trào cách mạng
đầu tiên trong cả nước, cao trào 1930 - 1931 đã được phát động. Công nhân, nông
dân theo tiếng gọi của Đảng với nghị phi thường đã lập nên Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Do so sánh lực lượng bất lợi về phía cách mạng nên phong trào tạm lắng xuống và
chịu nhiều tổn thất. Mặc dầu vậy, cao trào đã thiết lập được trên thực tế khối
liên minh công nông vững chắc và chuẩn bị trận đấu cho cao trào tiếp theo.
Những năm 1936 - 1939, nắm bắt được thuận lợi của tình hình quốc tế, đặc biệt
là nội tình nước Pháp, Mặt trận Bình Dân thắng cử, lập chính phủ mới đấu tranh
chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ. Đảng đã kịp thời phát
động cao trào đấu tranh chống phản động thuộc địa và tay sai đòi dân sinh, dân
chủ, chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. Cao trào đã
được cả nước hửng ứng sôi nổi, nhiều tổ chức công khai được thành lập, chủ
nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi... Mặt trận
Dân chủ Đông Dương đã tập hợp được các giai cấp, đảng phái, mọi tầng lớp nhân
dân tham gia. Thành quả của cao trào là tiền đề trực tiếpcho cao trào mới. Cuộc
chiến tranh thế giới thứ II nổi ra. Đảng đã kịp thời họp Hội nghị Trung ương
lần thứ 6 (9-1939) nhận định: Tình thế cách mạng đã xuất hiện và chủ trương
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tập trung lực lượng vào nhiệm vụ giải phống dân
tộc, giành độc lập dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Mọi hình
thức tổ chức và hình thức đấu tranh không còn phù hợp phải chuyển sang hình
thức mới bí mật bất hợp pháp là chủ yếu. Tiếp theo là Hội nghị Trung ương 7 (1940)
và Hội nghị Trung ương 8 (1940) đã phát triển và cụ thể hóa hơn về xây dựng lực
lượng cách mạng, về con đường giành thắng lợi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên
tổng khởi nghĩa. Sau 5 năm (1939-1945) mặc dù phải chịu nhiều tổn thất hy sinh
bởi sự đàn áp dã man tàn bạo của Pháp - Nhật, lực lượng cách mạng đã không
ngừng lớn mạnh. Mặt trận Việt Minh đã phát triển rộng khắp trên cả nước. Lực
lượng vũ trang tập trung được thành lập và các đội dân quân du kích phát triển
rộng khắp mọi nơi. Các cuộc biểu tình, bãi công đòi tăng lương, cứu đói, giảm
thuế nổ ra liên tiếp. Hội nghị Thường vụ Trung ương khai mạc ngày 9 tháng 3 năm
1945 cũng là ngày Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Sự trùng hợp này càng làm
sáng tỏ nhận định trước đây của Đảng: Nhật, Pháp cùng thống trị Đông Dương như
cái nhọt bọc nhất định phải vỡ mủ. Mặc dầu, tổng khởi nghĩa cả nước chưa chín
muồi nhưng căn cứ vào thực tiễn đã chuẩn bị, Hội nghị quyết định khởi nghĩa
từng phần ở những nơi có điều kiện. Hưởng ứng quyết định này, không khí cách
mạng sục sôi trong cả nước. Vào đầu tháng 8 - 1945, chính quyền cơ sở nhiều nơi
được thành lập, cũng là lúc chủ nghĩa phát xít bại trận, phát xít Nhật đầu hàng
quân đồng minh. Sự kiện nổi bật này của thế giới đã được Đảng ta theo dõi và
nắm bắt kịp thời. Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8
năm 1945 đã quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật.
Cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng và được đánh dấu sự kết thúc vào
ngày tuyên bố độc lập 2 - 9 - 1945.
Nhìn lại những trạng
đường dẫn đến thành công của cách mạng cho ta thấy một số vấn đề cơ bản sau
đây:
Trước hết, Cách mạng
Tháng Tám là kết quả của sự nỗ lực rất cao, kiên trì chịu đựng hy sinh gian
khổ, kiên trì xây dựng lực lượng cách mạng, kiên trì mục tiêu độc lập tự do của
Tổ quốc. Sự kiên trì đó, được đánh dấu kể từ khi Đảng ra đời, trải qua 15 năm
liên tục, với ba cao trào cách mạng, cao trào trước làm tiền đề cho cao trào
sau và cao trào sau củng cố thắng lợi đã giành được của cao trào trước. Lịch sử
Đảng ta khẳng định không có ba cao trào đó, không thể có Cách mạng Tháng Tám.
Nhân đây cũng cần lưu ý về nội dung hai khái niệm Cách mạng Tháng Tám và tổng
khởi nghĩa Tháng Tám. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám bắt đầu từ ngày 13 - 8 và kết
thúc vào ngày tuyên bố độc lập 2 - 9 - 1945. Nhưng dù là khái niệm nào chăng
nữa thì thành công của Cách mạng Tháng Tám vai trò chủ yếu quyết định là nỗ lực
của Nhân dân Việt Nam trong suốt 15 năm liên tục. Tổng khởi nghĩa là đoạn kết
thúc, là màn diễn cuối cùng của chặng đường lịch sử này. Việc phát xít Nhật đầu
hàng là điều kiện khách quan rất quan trọng làm cho tổng khởi nghĩa nổ ra nhanh
gọn, ít đổ máu, rất thuận lợi cho cách mạng nước ta. Nhưng nếu không có sự kiên
trì xây dựng thực lực cách mạng tới mức đủ mạnh thì thời cơ đến cũng không thể
hành động được. Cần nhấn mạnh rằng sự kiện phát xít Nhật đầu hàng với các nước
trong khu vực, nhưng không phải nước nào cũng chớp được thời cơ.
Cách mạng Tháng Tám thành
công là kết quả của đường lối đúng đắn, sự chỉ đạo sắc sảo, kịp thời, những dự
kiến chính xác của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã sớm nhận thức thấy tình thế
cách mạng xuất hiện từ cuối năm 1939 và lãnh đạo toàn dân ra sức xây dựng lực
lượng để tạo ra thời cơ hoặc chợp thời cơ khi nó đến. Nhờ xác định được mục
tiêu đúng đắn, đáp ứng lòng mong mỏi, khao khát giành độc lập dân tộc của toàn
dân nên được đông đảo quần chúng nhanh chóng hưởng ứng. Lực lượng chuẩn bị cho
công cuộc giành chính quyền là toàn dân, cả chính trị và quân sự, từ xây dựng
các an toàn khu đến các vùng giải phóng và sẵn sàng bất cứ lúc nào có điều kiện
chín muồi là có thể khởi nghĩa giành chính quyền. Tư tưởng thường trực đó được
xây dựng trên cơ sở tích cực chuẩn bị đầy đủ nhất cho khởi nghĩa và khi chưa có
điều kiện khởi nghĩa là tập dượt cho quần chúng đấu tranh, hoàn toàn khác với
tư tưởng cơ hội “đi rình những ngày vĩ đại”, không có sự chuẩn bị lực lượng. Do
vậy, khi thời cơ đến là hành động được ngay, hành động khẩn trương, kiên quyết
với tinh thần “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc
lập tự do”. Điều đáng chú ý ở Đảng ta là tầm nhìn xa thấy rộng của Chủ tịch Hồ
chí Minh. Người đã dự báo chính xác về thời cơ và tỉnh táo nhận rõ những điều
kiện của khởi nghĩa. Năm 1942 viết cuốn “Lịch sử nước ta” bằng thơ lục bát dưới
cùng Người ghi một dự đoán quan trọng “Năm 1945 Việt Nam độc lập”. Năm 1944,
Người đình chỉ kịp thời cuộc khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng dự định tổ chức, vì
chưa có thời cơ khởi nghĩa trong cản nước và sau đó (tháng 10 năm 1944) Người
gửi thư cho đồng bào toàn quốc nhận định: “Cơ hội cho toàn dân tộc giải phóng
chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa, thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh”[2].
Đúng theo dự đoán của Người, tổng khởi nghĩa đã đến vào tháng 8 năm 1945. Như
vậy, là khi đã có lực lượng và cùng với việc chuẩn bị lực lượng là vấn đề tạo
ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Nếu bỏ lỡ thời cơ hoặc “khởi nghĩa non” cũng
phải trả giá đắt cho sự thất bại. Chỉ thị của Đảng “Nhật Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta” (ngày 12 tháng 3 năm 1945) có thể xem như một mẫu mực về sự
chỉ đạo sắc bén giải quyết nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa lực lượng - thời cơ,
giữa khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa. Nhân đây cũng cần nói rõ rằng,
sau ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, chính quyền tay sai thuộc về
Nhật, chúng đã sử dụng chính quyền này để thống trị Đông Dương, phục vụ nhu cầu
của quân đội Nhật. Như vậy, nhân dân ta giành chính quyền từ tay phát xít Nhật
chứ không phải là “khoảng trống quyền lực”, trong tình trạng không có chính
quyền của Cách mạng Tháng Tám như một số người đã nhận định.
Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về tự lực tự
cường. Người kêu gọi: “Đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”[3].
Đó là vấn đề xuyên suốt trong tư tưởng của Người từ khi viết “Tuyên ngôn của
Hội liên hiệp thuộc địa” năm 1922 và được thể hiện trong việc phát huy nội lực
của Cách mạng Tháng Tám. Trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân ta được sự giúp đơ to lớn có hiệu quả của bạn bè
quốc tế, không có sự giúp đỡ đó cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp rất nhiều
khó khăn. Mặc dù vậy, chúng ta hiểu rất rõ nội lực bao giờ cũng là yếu tố quyết
định nhất.
Cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đã như vậy, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa điều này lại càng
quan trọng hơn rất nhiều. Đó là vấn đề cơ bản cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, là bài học xuyên suốt của cách mạng nước ta.
Nghị quyết Đại hội X, XI
của Đảng khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế... Nghị quyết của Đảng không chỉ căn cứ vào
nhu cầu thực tiễn hiện nay mà còn xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh, từ bài học
lịch sử.
Ngày nay, đẩy mạnh tự lực
tự cường, xây dựng và củng cố nội lực vững chắc có nghĩa là tạo ra cơ sở hạ
tầng thuận tiện cho việc kinh doanh phát triển sản xuất, tạo môi trường lành
mạnh cho đầu tư phát triển, thu hút vốn nước ngoài và người nước ngoài đầu tư
ngày càng nhiều. Các nước chỉ có thể đầu tư và quan hệ với nước ta khi họ thấy
nội lực của ta vững chắc. Nội lực là cơ sở để đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng để tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài ít nhất
chúng ta phải có tỷ lệ 1 - 1. Điều đó chứng tỏ mức độ phát triển kinh tế đối
ngoại tùy thuộc vào nội lực của chúng ta. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng nội lực
sẽ giúp Đảng và Chính phủ ta chủ động trong mọi tình huống nhất là những lúc
kinh tế thế giới hoặc khu vực gặp khó khăn, khủng hoảng. Ngày nay, cũng cần
phải hiểu nội lực một cách toàn diện bao gồm trước hết là yếu tố con người với
phẩm chất, năng lực và các yếu tố khác, sau đó là đất đai, tài nguyên, cơ sở
vật chất kỹ thuật, và cả những kinh nghiệm đã được tích lỹ. Phát huy nội lực
phải quán triệt sâu sắc quan điểm cần kiệm để tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Hiện nay, tình trạng tiêu dùng quá mức, lãng phí, tham nhũng... đang
là nguy cơ không nhỏ làm vô hiệu hóa quan điểm cần kiệm. Phát huy nội lực phải
nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này, đòi hỏi phải nâng
cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, giảm giá thành của hàng hóa,
khuyến khích đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý và phát triển mạnh mẽ giáo
dục khoa học, nâng cao dân trí... Phát huy nội lực phải ưu tiên phát triển lực
lượng sản xuất đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã
hội chủ nghĩa. Phát huy nội lực còn phải nêu cao ý chí tự lực tự cường giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử cách mạng nước ta
chứng minh rằng nội lực luôn luôn là yếu tố quyết định nhưng tận dụng ngoại lực
là rất quan trọng. Phát huy nội lực không đồng nghĩa với tư tưởng bài ngoại,
trái lại càng làm cho hợp tác quốc tế được mở rộng và hiệu quả. Trong tình hình
hiện nay, nếu như “đóng cửa” là rơi vào trí trệ tụt hậu nhanh và xa so với các
nước. Nhưng để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực thì nội lực phải
đủ mạnh và vững chắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét