Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

NỘI LỰC CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC

Cách đây 70 năm, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành tổng khởi nghĩa Tháng Tám đánh đổ ách thống thị của thực dân và chế độ quân chủ giành độc lập tự do, thiết lập chính quyên nhân dân trong cả nước. Sự thật lịch sử đó, cho đến nay vẫn có người nhận định là sự “ăn may”. Steintonessou nhà sử học, trong cuốn sách “Cuộc cách mạng Việt Nam 1945 - Rudơven, Hồ Chí Minh và Đơ Gôn trong một thế giới chiến tranh”[1] mặc dù đã trình bày có thiện chí về Cách mạng Tháng Tám ở nước ta, nhưng ông vẫn cho rằng cuộc cách mạng này không phải là kết quả của sự chuẩn bị công phu, lâu dài, của một kế hoạch cách mạng khoa học, của những dự kiến cách mạng đúng đắn, mà chỉ là kết quả của tình trạng không có chính quyền đứng đầu sau khi quân Nhật đầu hàng. Vậy sự thật lịch sử đã diễn ra như thế nào?
CHỈ THỊ THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN
GIẢI PHÓNG QUÂN - MỘT VĂN KIỆN QUÂN SỰ CÓ TÍNH
CÁCH MẠNG, KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN SÂU SẮC

Từ nửa cuối năm 1944, tình hình chuyển biến mạnh mẽ có lợi cho phong trào cách mạng. Phản công trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ, giải phóng một số nước như Rumani (8 - 1941), Bungari (9-1944), Nam Tư (10-1944)... Trên Thái Bình Dương, Anh, Mỹ cũng tấn công phát xít Nhật, giải phóng một số đảo của Philippin (10 - 1944)... Trong khi đó ở Việt Nam, lực lượng chính trị (LLCT) và phong trào đấu tranh chính trị (ĐTCT) phát triển nhanh, các đội tự vệ, du kích cũng hình thành theo tinh thần Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa (5 - 1944) của Tổng bộ Việt Minh. Bối cảnh đó, cùng với nhãn quan chính trị sáng suốt, nhạy cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” (VNTTGPQ). Bản Chỉ thị ngắn gọn, chỉ có 330 từ (tính cả tiêu đề), nhưng đến nay 60 năm nghiên cứu, ta vẫn thấy là một văn kiện quân sự hàm chứa nội dung rộng lớn mang đậm tính cách mạng, khoa học và tính thực tiễn sâu sắc.