Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
ĐẤU TRANH KỊP THỜI, HIỆU QUẢ VỚI THÔNG TIN SAI LỆCH, CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, PHẢN ĐỘNG LÀ NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
Trường Sĩ
quan Chính trị là một trung tâm có uy tín trong giáo dục – đào tạo cán bộ chính
trị và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự trong quân đội; 40 năm xây
dựng và trưởng thành đã góp phần to lớn, tạo nên vị thế, uy tín của Nhà trường.
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chính trị viên, giáo viên khoa
học xã hội nhân văn và giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh…. Đặc
biệt, trên lĩnh vực đấu tranh tư tương – lý luận của Nhà trường đã tích cực,
chủ động triển khai đấu tranh trên diện rộng từ việc bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng đến đấu tranh chống các quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch
về các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, để vu cao, can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép về chính trị
và kinh tế, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với những điều kiện
hợp tác kinh tế; tìm cách tác động kêu gọi các nước, các tổ chức
quốc tế gia tăng sức ép với Việt Nam trước thêm Đại hội XII của Đảng...
cũng như các quan điểm sai trái, cơ hội, thực dụng về chính trị, những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên. Các cuộc hội thảo, hàng chục bài báo đã được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật Nhà nước; nâng cao nhận thức chính trị, cảnh giác cách mạng cho cán bộ,
giảng viên, học viên, công nhân viên và chiến sĩ trong Nhà trường và quân đội, góp
phần tăng cường và củng cố trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, cuộc
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – lý luận chống những thông tin sai lệch, các
quan điểm sai trái, phản động để bảo vệ hệ tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ chí Minh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Quân đội lần thứ X, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa… đang diễn ra
hết sức quyết liệt, phức tạp do những nội dung, hình thức mới tinh vi, thâm độc
và xảo quyệt của các thế lực thù địch. Lợi dụng những thành tựu khoa học – công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, các thế lực thù địch quốc tế và trong
nước tiếp tục vừa đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ,
vừa triệt để lợi dụng những sơ hở, tiêu cực trong xã hội để chống phá cách
mạng Việt Nam. Trong đó, có cả những phần tử cơ hội về chính trị, bất mãn với
chế độ, ra sức công kích Đại hội XII của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa,
đòi thay đổi chế độ chính trị, thực hiện đa nguyên, đa đảng; “sửa
đổi điều lệ Đảng và Cương Linh của Đảng, cho rằng Đảng cần sửa đổi
lỗi sai sót về “hệ thống” qua việc đổi mới thể chế chính trị, thực
hiện tam quyền phân lập, đổi tên Đảng, đổi tên nước, đòi phi chính
trị hóa các lực lượng vũ trang…. Mỗi ngày có hàng chục tài liệu gồm các
bài viết, các ấn phẩm được phát tán khắp nơi, đưa lên mạng Internet, in trên
sách báo, băng đia từ nước ngoài gửi về để chống phá cách mạng Việt Nam .
Nội dung cơ bản của các ấn phẩm là tung tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật, bôi
nhọ cán bộ, đảng viên, gây mâu thuẫn nội bộ, vô hiệu hóa các cơ quan trọng yếu
của Đảng và Nhà nước… nhằm làm xói mòn lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó tiêu điểm
của các thế lực thù địch hiện nay là tập trung chống phá Đảng cả về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, đối lập Đảng với Nhà nước, Trung ương với các địa phương,
chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân, vấn đề tranh chấp biển đảo để kích động….
Vì vậy, chủ động đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với các thông tin sai lệch,
các quan điểm sai trai, phản động của các thế lực thù địch vừa là yêu cầu, vừa
là và trách nhiệm của Trường Sĩ quan Chính trị trước và sau Đại hội XII
của Đảng.
Đảng ủy, Ban
Giám hiệu Nhà trường đã thường xuyên chỉ đạo Ban đấu tranh chống “diễn biến
hòa bình” và các lực lượng trong Nhà trường tham gia viết bài, tin mạng
website đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với những thông tin sai lệch, các quan
điểm sai trái, phản động. Đảng ủy, Ban Giám
hiệu Nhà trường quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân
viên, chiến sĩ trong Nhà trường nắm vững đối tượng, âm mưu, thủ đoạn và phương
thức hoạt động của các thế lực thù địch ở nước ngoài móc nối với những kẻ cơ
hội về chính trị, bất mãn với chế độ ở trong nước, tìm “ngọn cờ” để tập hợp lực
lượng, hình thành phe phái chống phá cách mạng Việt Nam, và nguy hiểm hơn,
chúng còn tìm mọi cách làm cho xã hội ta “tự diễn biến”. Nhất là Đại hội
XII của Đảng thành công tốt đẹp, các thế lực phản động sẽ liên tục
mở các “chiến dịch” chống phá Đảng, Nhà nước quyết liệt hơn, chúng vừa
ngấm ngầm, vừa công khai trắng trợn tung tin thất thiệt, bịa đặt, nhằm vu cáo,
bôi nhọ cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an, kích động mâu
thuẫn, chia rẽ nội bộ Đảng, chĩa rẽ dân tộc, tôn giáo.
Trong năm 2016-
2017, mục tiêu trực tiếp của các thế lực thù địch là tập trung chống phá toàn
diện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Quân đội lần thứ X. Chúng dùng các thủ đoạn bóp méo, thổi
phồng, bịa đặt, nhào nặn, lan truyền những thông tin, luận điệu xấu
độc gây tâm lý hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự
nghiệp lãnh đạo của Đảng. Kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ
Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin, phá vỡ nền tảng tư tưởng của
Đảng…. Những nội dung trên sẽ được chúng phát tán đi khắp nơi, qua các phương
tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, chúng tận dung tối đa mạng Internet, báo
điện tử, các trang mạng website… để tuyển tải các quan điểm sai trái, thù địch
đến các tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị,
các tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số… làm
cho nhân dân nghi ngờ, giảm sút niềm tin vào các quan điểm, đường lối, chủ
trương, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Đại hội XII của Đảng.
Những nội dung
trên là cơ sở, định hướng cho cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học trong Nhà
trường tham gia đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với các thông tin sai lệch, các
quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch. Để đấu tranh có
hiệu quả, Đảng ủy, Ban Giảm hiệu Nhà trường chỉ đạo tập trung thực hiện tốt
một số nội dung cơ bản sau:
Một là,
toàn thể cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học của Nhà trường tiếp tục nghiên
cứu sâu sắc, hiểu thực chất các quan điểm gốc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh là
một học thuyết khoa học và cách mạng phản ánh đúng đắn các quy luật phát triển
của tự nhiên và xã hội, về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị bóc lột, về
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đó là những giá trị bền
vững, có sức sống trường tồn trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy, khi nhân
loại bước sang thế kỷ 21, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là học thuyết khoa học,
cách mạng duy nhất đáp ứng được nhiệm vụ của lịch sử nhân loại, phản ánh lợi
ích, nguyện vọng của nhân dân lao động, không một học thuyết nào có thể thay
thế được. Chủ tịch Hồ chí Minh và Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn trung
thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – lênin phù hợp điều kiện cụ thể của
cách mạng Việt Nam .
Thực tiễn thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như 30 năm đổi mới, đã chứng minh
tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênnin và sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của
Đảng.
Hai là, Nghiên
cứu nắm chắc toàn diện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X; nhất là những quan điểm, chủ
trương, chính sách mới về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng; quán triệt vào
giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, đấu tranh bác bỏ những thông
tin lệch lạc, các quan điểm sai trái phản động của các thế lực thù
địch chống phá cách mạng Việt Nam. Làm tốt công tác tư tưởng và tổ
chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Đảng ủy quân sự
Trung ương trong Nhà trường.
Ba là, Nhà trường luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách
mạng, nhận diện, nắm vững âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch, không mơ hồ, chủ quan mất cảnh giác. Cần đề cao trách nhiệm,
thể hiện trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng của cán bộ, đảng viên. Trong đó,
trước hết là Ban chỉ đạo chống “diễn biến hòa bình” và lãnh đạo, chỉ huy các
cấp, đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học phải chủ động tiến công trực tiếp, kịp thời
vào các luận điểm xuyên tạc, các quan điểm sai trái, phản động, nhằm vô hiệu
hóa hoặc giảm thiểu tối đa tác hại của nó. Đồng thời, định hướng tốt về tư
tưởng, hướng dẫn dư luận trong Nhà trường cũng như trên địa bàn đóng quân. Đặt
ra yêu cầu cao trong đấu tranh với thái độ, hành động phải cương quyết, thẳng
thắn; nội dung phải chặt chẽ; phương pháp phải phù hợp, linh hoạt, có sức
thuyết phục cao, cảm hóa, có lý, có tình; nội dung tham gia đấu tranh có thể
lồng ghép trong các bài giảng, qua biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu, qua
các cuộc hội thảo khoa học, tọa đàm, các công trình khoa học… để thực hiện bảo
vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
củng cố vững chắc trận địa tư tưởng – lý luận của Đảng trong Nhà trường và
ngoài xã hội.
Bốn là, Thực
hiện tốt việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, Ban chỉ đạo chống
“diễn biến hòa bình”, quản lý chặt chẽ theo những quy định, quy chế thống nhất
trong đấu tranh tư tưởng – lý luận. Nhà trường xác định đấu tranh với những
luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù
địch bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ khó khăn, phức
tạp nhưng rất quan trọng. Cuộc đấu tranh này, có quan hệ đến sinh mệnh chính
trị của Đảng, đến sự tồn vong của chế độ, thịnh suy của đất nước. Mặt khác, đó
cũng là sự đương đầu với các thế lực thù địch, các lực lượng chống đối, cơ hội,
bất mãn… Do đó, nhất thiết phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng và
sự điều hành, quản lý của Nhà trường, Ban chống “diễn biến hòa bình”, thực hiện
theo kế hoạch, từng tháng, từng quý, Nhà trường, Ban chống “diễn biến hòa bình”
phân công cho từng bộ phận, từng cá nhân, theo thế mạnh và chuyên môn nghiệp vụ
từng lĩnh vực viết bài đấu tranh kịp thời với những thông tín sai lệch, các
quan điểm sai trái, phản động. Đồng thời, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, chỉ
đạo kịp thời, hiệu quả hơn.
Tham gia đấu tranh kịp thời, có hiệu quả với những thông tin sai lệch,
các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch là một nhiệm vụ quan
trọng, phức tạp và nhạy cảm, đó là trách nhiệm của Trường Đại học Chính trị hiện
nay. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo các
cấp ủy, người chỉ huy, đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học của Nhà trường
thường xuyên nâng cao trình độ trí tuệ, vững vàng về chính trị tư tưởng, có lối
sống trong sáng, lành mạnh; tích cực tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng – lý luận, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đập tan mọi âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, gữi vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững
chăc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Tìm hiểu: “Thuật ngữ phát triển bền vững”
Chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 chỉ rõ: “Phát triển nhanh gắn
liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên
suốt trong chiến lược… phát triển bền vững là cơ sở để phát triển
nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững.
Phát triển nhanh và phát triển bền vững phải luôn gắn chặt với nhau
trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế – xã hội”.
Đó là một trong những tư duy mới của Đảng về phát triển kinh tế –
xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng
hiện nay. Cần nhận thức đúng cơ sở lý luận, thực tiễn, quá trình hình
thành tư duy mới đó và giải pháp cơ bản để thực hiện phát triển
nhanh gắn liền với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Thuật ngữ
bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến
lược bảo tồn thế giới” của Hiệp Hội Bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên quốc tế của (IUCN), đó là : “sự phát triển của nhân
loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học”.
Năm 2002, Hội
nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johanne sburg –
Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia
kinh tế – xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết kế
hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm (1992-2002) và đưa ra
các quyết sách liên quan đến các vấn đề về nước; năng lượng, sức
khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái… vào nội hàm của sự phát
triển bền vững. Như vậy, khái niệm phát triển bền vững tiếp tục
được mở rộng, nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố kinh tế,
sinh thái, môi trường mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người,
sự bình đẳng giữa các nước giàu và nước nghèo, giữa các thế hệ;
thậm chí còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, giải thể vú
khí hạt nhân, để giải phóng nguồn tài chính khổng lồ cho phát triển
bền vững.
Ở Việt Nam,
khái niệm phát triển nhanh và bền vững được nhận thức rất sớm,
được thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Đại hội
VII thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 1991-2000, nhấn
mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. Chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội 2001-2010 tiếp tục
khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường”. Đến Đại hội X, sau 15 năm thực hiện chủ trương phát triển nhanh
gắn với phát triển bền vững, Đảng rút ra bài học kinh nghiệm:
“ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, còn bổ
sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và
công bằng xã hội”. Đến Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát
triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững; phát triển bền vững
là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
của nước ta”.
Về mặt học thuật: Thuật ngữ phát triển bền vững
được giới khoa học nước ta tiếp thu sớm.
- Trước tiên
là công trình nghiên cứu “Tiên tới môi trường bền vững” (1995) của
trung tâm tài nguyên và môi trường – Đại Tổng hợp Hà Nội; công trình
khoa học này đã khái quát phát triển bền vững đòi hỏi đồng thời
trên 4 lĩnh vực: bền vững về kinh tế, bền vững về nhân văn, bền vững
về môi trường, bền vững về kỹ thuật.
- Về chỉ
tiêu phát triển bền vững: Công trình “Xây dựng tiêu chí phát triển
bền vững cấp quốc gia ở VN giai đoạn 1” (2005) do Viện môi trường và
phát triển bền vững – Hội liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật VN
nghiên cứu trên cơ sở tham khảo tiêu chí phát triển bền vững của báo cáo Brundtland và kinh nghiệm
của các nước trên thế giới; công trình đưa ra bộ tiêu chí cụ thể
phát triển bền vững đối với một quốc gia trên các lĩnh vực: kinh
tế, xã hội và môi trường.
- Về quản
lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000), của tác Lưu Đức Hải
và các cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý
thuyết và hành động quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững…
Từ đó đưa ra
quan niệm phát triển bền vững ở VN: Là
khả năng phát triển liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tai
hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác nhau như: tàn phá rừng, xa
mạc hóa, ô nhiễm môi trường nước, không khí và nhất là môi trường xã
hội và an sinh xã hội. Phát triển và hủy hoại môi trường là phát
triển không bền vững; phát triển mà chỉ dựa vào những tài nguyên có
thể cạn kiệt là phát triển không bền vững; phát triển phụ thuộc
quá nhiều vào ngoại lực (FDI) cũng là phát triển không bền vững, vì
nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn và dễ bị lệ thuộc.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là một trong những sự kiện
chính trị trọng đại của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những kỳ Đại hội
được chuẩn bị hết sức công phu, khoa học, bài bản về mọi mặt, được toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân đặc biệt quan tâm, đánh gia cao và được coi như
cuộc “đổi mới lần thứ hai” của đất nước.
Nhưng các thế lực thù địch tập trung
xuyên tạc, đưa những thông tin không đúng sự thật về việc chuẩn bị và tiến
hành Đại hội Đảng. Trên các trang mạng, họ trắng trợn phủ nhận thành tựu của
công cuộc đổi mới, bôi đen hệ tư tưởng Mác - Lênin, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam… Đặc biệt, chúng tập trung chống phá về mặt nhân sự
với lời bình luận và dự đoán mập mời về các cương vị chủ chốt trong
Đảng và Nhà nước, chúng cho rằng nhóm này thắng nhóm kia. Qua đó, đưa
những tin thất thiệt về đời tư, phẩm chất đạo đức của các đồng chí… chúng lợi
dụng mạng internet, blog cá nhân, các trang mạng xã hội để triệt để chống phá
với tần suất càng dày đặc hơn, tạo dự luận xấu phá hoại Đảng hội XII
của Đảng.
Những luận điệu mà thế lực thù địch đưa
ra không có gì mới, nhưng thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn vào đúng
thời điểm trước, trong Đại hội; nhằm tạo ra các luồng tư tưởng, tâm
lý hoài nghi trong xã hội về Đại hội XII của Đảng. Các thế lực
phản động có xuyên tạc, lừa bịp như thế nào đi chăng nữa, thì những
luận điều chúng đưa ra không thể chấp nhận được; đó là sự bịa đặt,
sự vu khống trắng trợn, sự không am hiểu về chính trị và nền văn hóa
Việt Nam; nhân dân Việt Nam không bao giờ tin vào luận điệu xuyên tạc,
bịa đặt của chúng. Những lời lẽ phản động mà chúng đưa ra trên các
trang mạng để nói xấu Đảng là không bao giờ đúng sự thật, chúng
thường ghen ăn, tức ở trước những thành tựu to lớn của cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng càng
thành công, được dự luận trong và ngoài nước đánh giá cao thì sự
chống phá của chúng lại càng quyết liệt hơn để minh họa cho sự dả
dối, bịa đặt, lừa bịp thất bại thảm hại của chúng.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam
luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam luôn khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng từ khi Đảng ra đời đến nay là nhân tố
hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; thắng
lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược,
thắng lợi 30 năm đổi mới đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, đấu tranh
với các quan điểm sai trái, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên trong của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân
Việt Nam, thắng lợi Đại hội XII của Đảng sẽ đưa sự nghiệp đổi mới đất
nước dành được những thành tựu to lớn hơn nữa, vị thế, uy tin Việt
Nam ngày càng cao hơn trên trương quốc tế, đáp ứng sự kỳ
vọng của nhân dân Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)